Lạp sườn hay lạp xưởng có gì khác nhau?
Lạp sườn hay lạp xưởng - hai món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam nhưng thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Mặc dù có tên gọi khá giống nhau, lạp sườn và lạp xưởng thực chất là hai món ăn hoàn toàn khác biệt về nguyên liệu, cách chế biến và hương vị. Hãy cùng tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai món đặc sản này để không còn bối rối khi lựa chọn hay thưởng thức chúng nhé!
Tại sao lạp sườn hay bị nhầm với lạp xưởng
Lạp sườn và lạp xưởng có nhiều đặc điểm tương đồng về hình thức, thành phần nguyên liệu nhưng lại mang trong mình những bí mật riêng về cách chế biến và hương vị. Những đặc điểm khiến nhiều người nhầm lẫn giữa lạp sườn và lạp xưởng:
- Hình dạng và thành phần: Hầu hết mọi người đều nhận thấy lạp sườn và lạp xưởng có hình dạng dài, tròn tương tự nhau. Đều được làm chủ yếu từ thịt heo, điều này khiến cho nhiều người khi nhìn từ bên ngoài dễ dàng nhầm lẫn giữa hai loại thực phẩm này mà không biết rằng chúng có những điểm khác biệt lớn bên trong.
- Sự phổ biến vào dịp lễ: Cả lạp sườn và lạp xưởng đều được ưa chuộng trong các bữa tiệc, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán. Sự hiện diện của chúng trên bàn tiệc làm cho bữa ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.
Hình dạng của lạp sườn và lạp xưởng rất giống nhau
Lạp sườn hay lạp xưởng có gì khác nhau
Mặc dù lạp sườn và lạp xưởng có vẻ ngoài tương tự nhau, nhưng thực chất chúng có nhiều điểm khác biệt nổi bật, từ nguồn gốc, nguyên liệu, đến hương vị và cách chế biến.
Nguồn gốc
Lạp sườn vốn có nguồn gốc từ các vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi mà người dân tộc Mông, Nùng, Thái đã tạo ra món ăn này để bảo quản thực phẩm lâu dài cho mùa đông. Họ cắt nhỏ thịt heo ra sau đó nhồi vào ruột. Rồi đem đi gác bếp hay còn được biết đến là phương pháp phơi khô bằng hơi nóng của bếp khi nấu nướng.
Ngược lại, lạp xưởng lại có nguồn gốc từ Trung Quốc, đặc biệt là từ tỉnh Quảng Đông. Sau khi du nhập vào Việt Nam, lạp xưởng nhanh chóng trở thành một món ăn phổ biến, đặc biệt trong các dịp lễ Tết.
Nguyên liệu và cách chế biến
Lạp sườn thường được chế biến từ thịt lợn với các gia vị đặc trưng như mắc khén, hạt dổi và thảo quả. Sau khi được ướp gia vị, lạp sườn sẽ được nhồi vào ruột heo rồi hun khói để tạo màu sắc và hương vị. Rồi được treo lên bếp và hun liên tục khoảng 12 đến 14 tiếng đến khi mùi khói ám vào lạp sườn. Vỏ lạp sườn được làm hoàn toàn từ ruột heo.
Lạp sườn được làm từ ruột của con heo
Trong khi đó, lạp xưởng là sự phối trộn của thịt lợn và thịt bò, thường được ướp với rượu mai quế lộ và đường. Sau khi nhồi vào vỏ, lạp xưởng có thể được sấy khô công nghiệp hoặc phơi dưới nắng. Vở lạp xưởng có thể làm bằng ruột heo hoặc dùng vỏ collagen.
Hương vị
Hương vị lạp sườn có phần đậm đà, cay nồng do các gia vị miền núi, mang lại trải nghiệm độc đáo cho người ăn.
Ngược lại, lạp xưởng có vị ngọt, béo hơn và thường được sử dụng kèm với các món ăn khác như cơm chiên hay bánh bao.
Lạp xưởng có vị ngọt hơn so với lạp sườn
Cách làm lạp sườn và lạp xưởng tại nhà
Với sự phổ biến của lạp sườn trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, nhiều người đã quyết định tự tay làm lạp sườn tại nhà để tận hưởng hương vị tươi ngon và nguyên liệu đảm bảo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể chế biến món lạp sườn và lạp xưởng ngay tại căn bếp của mình.
Cách làm lạp sườn
Nguyên liệu
- 500g thịt lợn nạc (phần nạc vai, nạc mông).
- 300g mỡ lợn
- Khoảng 100g lòng lợn non
- Rượu trắng
- Đường (150g), muối (½ muỗng canh), hạt tiêu (½ muỗng canh), hành và tỏi để ướp thịt.
Chế biến
Bước 1: Lòng non cần được rửa sạch với rượu để loại bỏ mùi hôi và cho mềm. Sau đó, rửa lại với nước sạch và để ráo.
Bước 2: Thịt và mỡ được thái nhỏ, rồi trộn với các gia vị đã chuẩn bị. Để thịt ngấm gia vị trong khoảng 3 giờ.
Bước 3: Sau khi đã ướp xong, bạn sẽ tiến hành nhồi hỗn hợp thịt đã ướp vào lòng non. Hãy chú ý nhồi chặt vừa phải để lạp sườn không bị bể. Sau đó thắt lại dây tùy thuộc vào độ dài mong muốn.
Bước 5: Nếu thời tiết cho phép, bạn có thể phơi lạp sườn dưới nắng trong khoảng 2 đến 3 ngày rồi mang đi treo trên bếp than củi, hoặc nếu không, bạn có thể dùng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp để làm khô nhanh hơn.
Bảo quản: Lạp sườn sau khi đã phơi khô có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 đến 3 tháng. Nếu đem đông lạnh, thời gian bảo quản có thể lên đến 6 tháng.
Cách làm lạp xưởng
Nguyên liệu
- 500g thịt lợn xay
- 150g mỡ lợn
- Rượu mai quế lộ (½ thìa canh), mật ong (1 thìa canh)
- Bột tỏi, bột xá xíu, hạt tiêu nguyên hạt, muối, đường
- Vỏ collagen
Chế biến
Bước 1: Cắt nhỏ mỡ heo, sau đó trộn đều với 1 thìa cà phê đường và phơi nắng chúng trong 2 tiếng.
Bước 2: Rang 1 thìa hạt cà phê đến khi hạt tiêu dậy mùi thơm. Trộn đều 1 thìa cafe muối, 1 thìa cafe bột tỏi, 2 thìa cafe bột gia vị xá xíu, 1 thìa canh mật ong, ½ thìa canh rượu với 500g thịt heo xay và mỡ heo đã sơ chế.
Bước 3: Thắt 1 đầu rồi nhồi nhân thịt vào vỏ collagen cho chặt và buộc đầu còn lại vào, chiều dài tùy thuộc vào mong muốn của bạn. Đâm vòi lỗ nhỏ trên lạp xưởng để thoát khí.
Tiếp tục lăn đều lạp xưởng qua rượu mai quế lộ cho thấm để tránh côn trùng trong lúc phơi
Bước 4: Phơi lạp xưởng dưới nắng to trong 2 ngày. Sau đó bạn có thể đem đi bảo quản và chế biến để ăn.
Lạp sườn hay lạp xưởng đều là những món ăn truyền thống đặc sắc, mỗi loại mang đặc trưng riêng về hương vị và cách chế biến. Dù có những điểm khác biệt, cả hai đều chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Lạp sườn với vị đậm đà, béo ngậy từ thịt sườn, thường được ưa chuộng ở miền Bắc. Trong khi đó, lạp xưởng với hương vị ngọt thanh, béo bùi từ thịt nạc và mỡ heo, lại là đặc sản không thể thiếu trong những dịp lễ Tết ở miền Nam. Cho dù bạn yêu thích món nào hơn, cả lạp sườn và lạp xưởng đều là những món ăn tuyệt vời để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè, đặc biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống.